Lê Duy Tiến
Thành viên

Vì sao bạn dễ nản khi học lập trình?
- Thiếu định hướng rõ ràng: Không biết nên học cái gì trước, cái gì sau.
- Học quá nhiều lý thuyết: Dễ gây chán nếu không được thực hành hoặc thấy kết quả.
- Không thấy được tiến bộ: Làm hoài vẫn không hiểu hoặc hay bị lỗi.
- So sánh bản thân với người khác: Thấy người khác làm được nhiều, còn mình thì chưa làm được gì.
- Đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể:
Thay vì nói “em muốn học lập trình”, hãy đặt mục tiêu nhỏ như: “trong 2 tuần em sẽ làm được một trang web tĩnh”, hay “em muốn làm trang đăng ký, đăng nhập đơn giản với Laravel”. - Học đến đâu, thực hành đến đó:
Sau mỗi phần lý thuyết, hãy làm một bài tập nhỏ. Ví dụ: học xong vòng lặp → viết chương trình in bảng cửu chương. - Làm dự án cá nhân nhỏ:
Một ứng dụng quản lý công việc (todo app), website bán hàng đơn giản, hoặc blog cá nhân sẽ giúp bạn áp dụng kiến thức và nhìn thấy kết quả rõ ràng. - Tham gia cộng đồng:
Group Facebook, forum lập trình, học nhóm… là nơi bạn có thể hỏi – đáp, chia sẻ và được truyền động lực. - Tạo thói quen học đều đặn mỗi ngày:
Không cần học 5–6 tiếng, chỉ cần 1–2 tiếng mỗi ngày nhưng đều đặn sẽ hiệu quả hơn là “học dồn”. - Ghi chép lại kiến thức:
Viết blog, note hoặc video tóm tắt kiến thức giúp bạn nhớ lâu và ôn tập nhanh.
- Tháng 1: HTML – CSS – làm giao diện web.
- Tháng 2: JavaScript cơ bản – xử lý sự kiện, DOM.
- Tháng 3: Framework hoặc backend – ví dụ Laravel hoặc Node.js.
Tất nhiên, thời gian còn tùy vào lịch học và khả năng tiếp thu của mỗi người. Nhưng quan trọng nhất vẫn là: kiên trì và không bỏ cuộc.
Kết luận:
Lập trình không phải là thứ có thể học “mì ăn liền”, nhưng nếu bạn học đúng cách, bạn sẽ thấy nó rất thú vị và đầy cảm hứng. Hãy coi mỗi dòng code là một viên gạch xây lên tương lai nghề nghiệp của bạn. Đừng nản – bạn có thể giỏi hơn bạn nghĩ!